NGUYÊN LIỆU NGÀNH GIẤY: THIẾU NHƯNG VẪN LÃNG PHÍ
Hàng năm, nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy nhưng lại bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Giấy Việt Nam gửi tổ điều hành thị trường trong nước về tình hình sản xuất, thị trường giấy tháng 11 và 11 tháng năm 2010: Tình hình thị trường giấy không ổn định. Do tác đô%3ḅng của giá đô la và giá vàng, hiện nay lãi suất cho vay cao nên rất khó khăn trong viê%3ḅc xác định chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm.
Ngoài ra, giá giấy loại ở trong nước đã lên tới 4.500 đồng/kg đối với hòm hô%3ḅp các tông, mức giá chưa từng có. Do vậy, giá giấy buô%3ḅc phải tăng, nhưng khó bán. Vì vâ%3ḅy sản lượng sẽ giảm và sẽ thiếu giấy, nếu người mua không chấp nhâ%3ḅn giá tăng.
Rừng nhiều nhưng vẫn “đói”
Thời gian qua, trong khi cả nước thực hiện kiềm chế nhập siêu thì ngành giấy lại làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu.
Ảnh minh họa
Ông Vũ Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho biết: Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập, giảm xuất ở ngành giấy là do sự thiếu hụt quá lớn bột giấy nguyên liệu, mặc dù gỗ nguyên liệu không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha, nhưng chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy.
Ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho biết: Nhiều rừng nguyên liệu ở Thanh Hóa, Kon Tum có gỗ đã đến tuổi khai thác nhưng không có đầu ra nên phải bán gỗ cho tư nhân hoặc các doanh nghiệp dùng vào mục đích khác. Với người trồng rừng thì bán cho ai cũng là tiền, vấn đề là ngành giấy đã phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ cho người trồng rừng nguyên liệu, nhưng lại không thể thu mua gỗ vì chưa có nhà máy chế biến bột giấy.
Hiện chỉ có một số ít doanh nghiê%3ḅp như Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy.
Đại diện Công ty Cổ phần giấy Tân Mai, ông Phan Minh Nghĩa - Phó Giám đốc, cho biết: Hiện Công ty đã trồng được 12.000 ha rừng nguyên liệu, chủ yếu là keo lai và thông ba lá ở các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Đức Trọng (Lâm Đồng) nhưng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sản xuất của nhà máy bột giấy (công suất 200.000 tấn bột/năm).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, trong khi nước ta có thế mạnh và tiềm lực về rừng nguyên liệu và trên thực tế vẫn đang xuất khẩu gỗ hoặc dăm mảnh, thì hàng năm các doanh nghiệp ngành giấy vẫn phải nhập 10.000 - 15.000 tấn bột giấy. Đó là do sự đầu tư bất hợp lý, thiếu cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất giấy. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau mà việc kéo dài đầu tư xây dựng một số nhà máy đáp ứng không kịp nhu cầu sản xuất, làm mất cơ hội cạnh tranh với sản phẩm giấy các nước.